LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ I. Nhận xét 1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau: Ngày hôm đó, mầm cỏ...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ
I. Nhận xét
1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.
Theo HỒ PHƯƠNG
2. Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên?
3. Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào?
II. Bài học
III. Luyện tập
1. Tìm trạng ngữ trong mỗi câu sau:
Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang lên Hồ Gươm.
Theo truyện Sự tích Hồ Gươm
2. Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn ( 4-5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Chỉ ra trạng ngữ trong câu đó.
- BÀI ĐỌC 4: TRƯỜNG SA Câu hỏi: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn...
- GÓC SÁNG TẠO: NHỮNG TRANG SỬ VÀNG Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Viết đoạn văn giới thiệu một anh...
- TỰ ĐÁNH GIÁ A, Đọc và làm bài tập CHIẾC VÕNG CỦA BỐ ( PHAN THẾ CÁI - sách giáo khoa (SGK) tiếng...
Trong câu thứ sáu, trạng ngữ 'Một năm sau' đứng trước động từ lên.
Trong câu thứ năm, trạng ngữ 'Thuở xưa' đứng ở đầu câu.
Trong câu thứ tư, trạng ngữ 'Sáng ngày thứ ba' đứng trước động từ.
Trong câu thứ ba, trạng ngữ 'Đêm hôm sau' đứng ở đầu câu.
Trong câu thứ hai, trạng ngữ 'Đêm ấy' đứng sau chủ ngữ.